Tiêm vacxin cho gà cách chăm sóc và chữa bệnh hiệu quả

Tiêm vacxin cho gà cách chăm sóc và chữa bệnh hiệu quả

Để sở hữu một chú gà chọi thiện chiến và khỏe mạnh, những tay chơi gà chọi phải là người nắm rõ cách chăm sóc gà, không chỉ chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện, mà còn phải đặc biệt quan tâm đến những bệnh lý thường xuyên mắc phải ở gà, cách phòng tránh và những biện pháp chữa trị nếu gà không may bị nhiễm bệnh. Nếu không được phòng ngừa và chữa trị đúng cách, sức khỏe của gà sẽ đi xuống rất nhanh, thậm chí tử vong nếu nhiễm phải bệnh dịch nghiêm trọng. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh dịch cho gà, cũng như lịch tiêm vacxin đầy đủ đề ngừa những bệnh phổ biến.

Vai trò của việc phòng ngừa bệnh cho gà

Trong suốt vòng đời của gà, chúng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bệnh dịch từ những yếu tố bên ngoài như môi trường sống, thời tiết, virus, v.v. Nếu không được phòng ngừa bệnh đúng cách, gà rất dễ bị nhiễm bệnh, không chỉ từ những tác nhân bên ngoài, mà còn do bản thân sức đề kháng của gà kém. Khi đã bị nhiễm bệnh, sức khỏe của gà giảm sút và rất khó để đạt được trạng thái khỏe mạnh như ban đầu. Do vậy, thay vì chờ đến khi gà nhiễm bệnh mới tìm cách chữa trị, hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu để giảm thiểu rủi ro cho gà. Đảm bảo một sức khỏe tốt cũng góp một phần không nhỏ trong việc tăng cường sức chiến đấu cho gà chọi.

Những cách thức phòng bệnh hiệu quả

Để thực hiện phòng bệnh dịch cho gà, dưới đây là những biện pháp mà bạn cần nắm được:

Vệ sinh chuồng trại

Khâu vệ sinh chuồng trại là một bước rất quan trọng, đảm bảo cho gà có môi trường sống sạch sẽ, tránh được bệnh dịch do môi trường sống không đảm bảo. Dưới đây là những lưu ý về vấn đề chuồng nuôi mà bạn cần thực hiện:


  • Xây dựng chuồng trại: Cần xây chuồng cho gà chọi ở những nơi cách biệt với nơi sinh sống của con người, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh những nơi chứa rác thải hoặc gần môi trường bị ô nhiễm, v.v. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bón vôi xung quanh trại để giúp khử trùng và sát khuẩn những mầm bệnh nguy hiểm.
  • Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi: Những dụng cụ như máng ăn, máng uống cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho gà ăn uống. Nếu không có thời gian vệ sinh thường xuyên, hãy đảm bảo bạn vệ sinh và sát trùng định kỳ để tránh virus xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống của gà.
  • Khử trùng chuồng trại và dụng cụ: Ngoài việc vệ sinh thông thường, hãy lên lịch khử trùng định kỳ để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho gà chọi. Bạn có thể sử dụng thuốc sát trùng con cò hoặc formol 2% với liều lượng 1 l/m2, phun lên toàn bộ chuồng trại, tường, sàn, rèm che, máng ăn, máng uống để đảm bảo toàn bộ những nơi gà có tiếp xúc trong quá trình sống đều được vệ sinh sạch sẽ.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Ngoài việc bổ sung chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển của gà, bạn cũng có thể kèm gừng, nghệ, tỏi vào thức ăn và nước uống của gà để tận dụng những công dụng tuyệt vời của những loại thuốc kháng sinh tự nhiên này. Việc bổ sung các chế phẩm từ gừng, nghệ, tỏi vào chế độ ăn góp phần tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp gà tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng, gà có tỷ lệ mỡ thấp và màu da đẹp.


Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của tỏi đối với sức khỏe của gà đá. Tỏi có tác dụng tăng đề kháng, tăng quá trình trao đổi chất, có tác dụng hỗ trợ các loại thuốc chữa bệnh giúp gà khỏe nhanh hơn, phòng ngừa nhiều bệnh như cúm, cảm lạnh, tụ huyết trùng, và nhiều bệnh khác ở gà. Bạn có thể ép tỏi lấy nước, hòa cùng với nước để cho gà uống. Phần bã tỏi có thể nghiền nhuyễn, trộn cùng thức ăn để cho gà ăn để tận dụng tối đa tác dụng của tỏi.

Tiêm vacxin theo khuyến cáo

Dưới đây là những mũi tiêm vacxin cơ bản mà người nuôi cần nắm được và cho gà tiêm đầy đủ để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cho gà:


Thời điểm

Loại vacxin cần bổ sung

Ngày 1-3

Cho uống Vitamin Bcomplex + CATOVET INJ

Ngày thứ 5-7

Nhỏ mắt mũi vắc xin ND- IB (hoặc dùng vắc xin Lasota)

Ngày thứ 12- 13

Cho uống phòng Cầu trùng (Bio-Cocci 33)

Ngày thứ 14

Cho uống phòng bệnh Gumboro (Vắc xin Gumboro)

Ngày thứ 20 - 22

Nhỏ mắt mũi vắc xin ND- IB lần 2

Ngày thứ 28- 30

Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng 1ml / con


Những bệnh thường gặp ở gà đá và cách điều trị

Bệnh tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng là bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên, thường xuyên gặp ở gà chọi trên mọi lứa tuổi. Bệnh thường gặp phải ở những thời điểm thay đổi thời tiết trong năm. Gà bị bệnh sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, chán ăn, còi cọc, ủ rũ, thở nhanh và gấp, tiêu chảy, dịch nhầy từ miệng mũi. Bệnh tụ huyết trùng có triệu chứng bệnh nặng và tỷ lệ chết cao, thời gian chết nhanh.


Khi mua gà giống, bạn cần cách ly 30 ngày trước khi nhập đàn để tránh lây nhiễm bệnh cho cả đàn, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bổ sung các vi chất tăng đề kháng cho gà, và tiến hành tiêm vacxin đầy đủ để phòng ngừa bệnh.

Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh do virus Coronavirus gây nên, gà bị nhiễm lạnh và dinh dưỡng kém. Một số dấu hiệu bệnh có thể kể đến như: gà bỏ ăn, trọng lượng giảm rõ rệt, khò khè, hắt hơi liên tục, thường xuyên đứng túm tụm dưới nguồn nhiệt, v.v.


Ngay khi phát hiện bệnh, bạn cần ngay lập tức cách ly gà ra khỏi đàn, đồng thời theo dõi kỹ những con gà còn lại để phát hiện dấu hiệu bệnh càng sớm càng tốt. Kết hợp sử dụng thuốc Sanfotofin hoặc Az Doxy 50s, Az genta tylosin để điều trị cho gà. Cần vệ sinh, khử trùng chuồng gà tối thiểu 1 lần / ngày để diệt vi khuẩn.

Bệnh dịch tả

Dịch tả là bệnh do virus Paramyxovirus serotype gây ra. Bệnh này khiến gà bỏ ăn, khó thở, ho liên tục, phân có màu trắng, xanh, đôi khi lẫn cả máu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, gà có thể chết sau 3-4 ngày phát bệnh.


Một số loại thuốc đặc trị bệnh dịch tả cho gà chọi có thể kể đến như: Ampi Coli extra, Via.Gentacos, Amcoli – Forte, Az.Moxy 50s, v.v. Chuồng gà, dụng cụ ăn uống cũng cần thường xuyên được vệ sinh và khử trùng để tránh cho dịch bệnh lây lan.

Bệnh đậu gà

Nếu bạn quan sát thấy gà nổi lên những cục mụn to như hạt đậu phát ở một số bộ phận như đầu, mắt, miệng, thì khả năng cao là gà chọi đã mắc bệnh đậu gà. Gà mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát, ăn uống, và tiêu hóa thức ăn. Nếu kéo dài, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gà.


Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy chỉ điều trị triệu chứng, dùng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm. Với các nốt mụn ngoài da, bạn có thể sát trùng bằng nước muối loãng, sau đó bôi các thuốc sát trùng nhẹ như Xanhmethylen 2% hoặc cồn Iod 1-2%. Dùng các thuốc kháng sinh chống bội nhiễm như Amoxycol, Genta- costrim, Ampicol… pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà. Bạn cũng nên kèm các loại thuốc tăng sức đề kháng, trộn vào đồ ăn và nước uống để gà mau khỏi.

Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)

Bệnh có nguyên nhân gây bệnh là virus Mycoplasma qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và qua trứng từ gà khỏe mạnh và gà nhiễm bệnh. Gà mắc bệnh thường giảm ăn, chảy nước mũi, viêm xoang, sưng mặt, ủ rũ kém ăn chậm lớn.


Khi gà bị bệnh hô hấp mãn tính, hãy sử dụng một số loại thuốc đặc trị như Aflodox C, Az.apracin 50, Chloracin 50s. Ngoài ra, cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, và các chất điện giải để gà nhanh hồi phục. 

Kết luận

Gà chọi là giống gà có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi người nuôi cần kỹ lưỡng trong việc chăm sóc, luyện tập, và phòng ngừa bệnh. Ngoài việc chú ý đến môi trường sinh sống, bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh cho gà. Gà nhiễm bệnh sẽ rất khó chữa trị, đặc biệt là một số bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị. Do đó, hãy tiêm vacxin theo đúng phác đồ để đảm bảo gà có sức khỏe tốt, tránh lây nhiễm bệnh làm giảm giá trị kinh tế của gà.

Tìm Hiểu Thêm
Back to blog

Leave a comment


Share on Facebook Share on Twitter Share on LinkedIn

      About.

      In this blog post, we'll delve into the

      history and news of cockfighting

      Latest Post.